Hiểu thế nào về thoái hóa cột sống thắt lưng?
Cột sống thắt lưng là một trong hai vị trí thường bị thoái hóa. So với cột sống cổ thì cột sống thắt lưng thường gặp thoái hóa hơn nhưng lại không nguy hiểm bằng thoái hóa ở cột sống cổ.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn, và màng hoạt dịch.
Khi nói đau thắt lưng, chúng ta hiểu là đau vùng cột sống ngang thắt lưng với nguồn gốc gây đau trên dưới thắt lưng quần. Chúng ta hay nói đau lưng cho vùng này nhưng thật ra đau lưng là từ dùng cho đau vùng cột sống cao hơn, từ cột sống ngực cao (dưới cột sống cổ) xuống vùng nối lưng thắt lưng (nằm cao hơn thắt lưng quần độ hơn một gang bàn tay). Phần lớn bệnh đau thắt lưng hay xảy ra hơn là đau lưng.
Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
Tìm hiểu cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt
Vì sao cột sống thắt lưng lại bị thoái hóa?
Tuổi tác:
Có thể gọi đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh này. Tế bào sụn ở vùng cột sống theo thời gian, khả năng tái tạo và sinh sản các tế bào sụn này bị giảm dần cho đến khi hết hẳn, kèm theo đó là sụn kém chất lượng dần theo tuổi tác, khả năng chịu lực và độ đàn hồi giảm.
Yếu tố cơ giới:
Tác động, đẩy nhanh quá trình thoái hóa, do bất thình lình tăng lực nén lên diện tích bề mặt đĩa đệm cột sống. Đây là yếu tố quan trọng gây ra thoái hóa cột sống thứ phát, bao gồm:
– Dị tật bẩm sinh khiến người bệnh bị vẹo, gù cột sống, gây ra sự thay đổi diện tích bị tỳ đè lên cột sống.
– Sau khi bị chấn thương, cột sống bị biến dạng làm thay đổi hình dạng, chức năng của cột sống không được đảm bảo.
– Tăng cân: tăng trọng lượng cơ thể quá mức cũng khiến vùng cột sống thắt lưng bị tổn thương.
Béo phì cũng là nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống thắt lưng.
Yếu tố khác:
– Di truyền: cơ thể lão hóa sớm hơn bình thường.
– Nội tiết: tiểu đường, mãn kinh, sử dụng corticoid hoặc loãng xương.
– Chuyển hóa: từ bệnh Gout sang thoái hóa cột sống thắt lưng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Phần lớn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là do những tổn thương của đĩa đệm gây nên. Tùy thuộc vào mức độ hư đĩa đệm mà có các dấu hiệu như:
1. Đau lưng cấp
Thường gặp ở lứa tuổi 30-40 nam giới. Cơn đau xuất hiện sau một động tác mạnh, quá mức, đột ngột và trái tư thế.
– Đau mạnh vùng cột sống thắt lưng không lan xa, đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn, thay đổi tư thế
– Đau làm hạn chế vận động cột sống, các cơ cạnh sống cơ cứng, có tư thế chống đau.
– Nằm nghỉ và điều trị vài ngày thì đau giảm dần, khỏi sau 1-2 tuần, có thể hay tái phát.
Cơ chế sinh bệnh của đau lưng cấp là do đĩa đệm bị căng phồng nhiều, chèn đẩy và kích thích vào các rễ thần kinh ở vùng dây chằng dọc sau.
2. Đau thắt lưng mạn tính
Thường xuất hiện ở lứa tuổi trên 40, đau âm ỉ vùng thắt lưng, không lan xa, đau tăng khi vận động, khi thay đổi thời tiết, hoặc nằm lâu bất động, đau giảm khi nghỉ ngơi. Cột sống có thể biến dạng một phần và hạn chế một số động tác.
Đau thắt lưng mạn tính do đĩa đệm thoái hóa nhiều, sức căng phồng đàn hồi kém, chiều cao giảm, do đó giảm khả năng chịu lực, đĩa đệm có phần lồi ra phía sau kích thích các nhánh thần kinh.
3. Đau thắt lưng hông
– Đau thắt lưng phối hợp với đau dây thần kinh hông to một hoặc hai bên. Trên cơ sở đĩa đệm bị thoái hóa, dưới tác động của áp lực cao nhân nhầy bị đẩy ra phía sau lồi lên hoặc thoát vào ống sống gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm đè ép vào các rễ thần kinh gây nên đau thần kinh hông.
Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
– Với những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1 tiếng; 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng
– Với người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứng cúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ
– Với phụ nữ có thai, việc luyện tập đúng phương pháp lại càng cần thiết để giúp cho cột sống thêm dẻo dai, tránh đau do phải đỡ thêm một phần trọng lượng lớn nữa ngoài cơ thể của chính người mẹ
– Trong cơn đau dữ dội đột ngột, phải tìm cách nằm yên, bất động chỗ đau. Không nên xoa nắn, đấm bóp, kích thích nhiều vào chỗ đau, có thể dùng thêm các thuốc giảm đau và giãn cơ.
– Về thuốc men, dùng nên thận trọng vì đa số bệnh nhân thường mắc phải những bệnh như cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh xuất huyết, tiêu hóa, béo phì…
– Chế độ ăn cũng rất quan trọng, nên ăn đủ chất như vậy mới giúp cho cơ thể khoẻ và mau hồi phục. Thịt nạc, trứng, tôm, cua, sữa chua rất tốt vì nhiều Canxi, magie, mà không làm tăng cholesterol…
– Nên phối hợp với biện pháp dùng thuốc với diều trị vật lý trị liệu như dùng nhiệt, chườm lá ngải cứu, chườm muối nóng, đắp bùn, thuỷ liệu, bơi lội, xoa bóp bấm huyệt…